Tổng quan về bê tông cố thép
Là một loại vật liệu được dùng phổ biến trong các công trình xây dựng, nhờ có bê tông và cốt thép mà các công trình xây dựng tăng được tuổi thọ, thời gia sử dụng được lâu hơn.
Sơ lược lịch sử dụng bê tông cốt thép
Loại vật liệu này được áp dụng trên thế giới từ những năm 60 trở về trước nhưng ở Việt Nam chỉ khoảng 20 năm gần đây nó mới được phát triển và áp dụng rộng rãi. Các nhà khoa học Nga đã có công rất lớn trong việc phát triển loại móng mới này về lý thuyết cũng như về kỹ thuật thi công.Bê tông cốt thép được phát triển gắn liền với tên tuổi các nhà khoa học Nga như: ( K.X. Xilin, N.M. Glotov, VI. Karpinski).
BÊ TÔNG CỐT THÉP
Trước đây cọc cốt thép thường làm đặc có nhược điểm là không kinh tế, vì vừa tốn xi măng, thép lại vừa nặng, gây khó khăn cho việc treo cọc và vận chuyển cọc, do đó trong những năm gần đây người ta thường chế tạo cọc ống rỗng.
Những ưu nhược điểm của bê tông cốt thép
Ưu điểm:
Nhược điểm:
* Ưu điểm của cọc ống bê tông ly tâm tiền áp:
Cọc ống bê tông ly tâm tiền áp có những ưu điểm nổi bật so với các loại cọc khác như sau:
– Mác bê tông cao từ 50MPa đến 80Mpa
– Khả năng kháng uốn đều các phương, rất hữu dụng cho loại móng đài cao
– Giảm khả năng nứt của sản phẩm do sử dụng thép ứng suất trước cường độ cao
– Chiều dài cọc linh hoạt, khả năng kết nối với đài đơn giản
– Có thể được sản xuất trên dây chuyền công nghiệp nên dễ dàng kiểm soát chất lượng cọc.
– Tiết kiệm được khối lượng bê tông và thép hơn.
– Vận chuyển cọc được thực hiện dễ dàng hơn.
– Sử dụng được cao nhất khả năng chịu lực của vật liệu.
– Có thể hạ móng xuống rất sâu mà không cần dùng giếng chìm hơi ép là loại móng có hại đến sức khoẻ công nhân
– Hầu như có thể áp dụng được với các trường hợp địa chất phức tạp
* Nhược điểm của cọc ống bê tông ly tâm tiền áp:
Do đặc điểm của cọc ống, nên nếu thiết kế, thi công cọc không hợp lý sẽ có thể bị các sự cố khi thi công cọc như:
– Cọc có thể bị nứt khi vận chuyển, dựng lắp nếu sơ đồ vận chuyển, dựng lắp cọc thực tế khác với sơ đồ vận chuyển, dựng lắp cọc trong thiết kế, tính toán.
– Phần đầu cọc có thể bị nứt, bể khi đóng cọc nếu thiết kế gia cố đầu
cọc không đủ, khi thi công đóng cọc lại chọn búa nhẹ, có chiều cao rơi lớn gây ra lực va đập mạnh lên đầu cọc.
– Có thể xuất hiện các vết nứt dọc thân cọc khi đóng cọc, cọc không đảm bảo.
– Dưới tác động của tải trọng ngang, đài cọc có thể bị dịch chuyển ngang nhiều nếu cấu tạo liên kết giữa đầu cọc ống và đài cọc không phù hợp với đặc điểm của công trình (dân dụng, giao thông, thủy lợi, v.v…).
Đặc điểm nổi bật của bê tông cốt thép